Bí quyết nuôi gà đá cựa sắt Daga88 chia sẻ đều là những kiến thức được tổng hợp từ các chuyên gia huấn luyện chiến kê hàng đầu. Theo dõi nội dung bài chia sẻ sau để cập nhật kiến thức nuôi gà chiến cựa sắt chính xác, hiệu quả nhất nhé!
Yếu tố quan trọng để gà đá cựa sắt bo lớn
Muốn thực hiện theo bí quyết nuôi gà đá cựa sắt thành công sư kê cần phải đáp ứng được các yếu tố quan trọng sau đây:
Chế độ dinh dưỡng
Đầu tiên, thực phẩm và chế độ dinh dưỡng cho gà đá cần được sắp xếp theo kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn một cách cẩn thận. Chiến kê giai đoạn dưới 8 tháng tuổi cần ăn uống theo chế độ tăng cân, tăng trọng và phát triển nhanh về kích thước.
Trong khi gà đá sau 8 tháng tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn nước rút tăng cơ giảm mỡ để bước vào thi đấu. Lúc này, gà đá cần phải bổ sung nhiều protein và khoáng chất hơn bình thường. Đặc biệt, những thực phẩm cung cấp cho chiến kê hàng ngày cần phải rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng cần phải được đảm bảo.
Chế độ luyện tập
Ngoài ra, chế độ luyện tập theo từng giai đoạn vô cùng quan trọng. Chế độ huấn luyện chiến kê đặt ra ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng và sức bền của chiến kê.
- Giai đoạn gà đá từ 5 – 8 tháng tuổi: áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, chủ yếu để gà đá làm quen với việc di chuyển và vận động mỗi ngày.
- Giai đoạn gà đá từ 8 – 12 tháng tuổi: bắt đầu bước vào giai đoạn hoạt động mạnh, cần phải tập các bài vần đòn hoặc vần hơi để gà đá làm quen dần với việc tiếp xúc với đối thủ và thi đấu.
Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện chủ kê nên lồng ghép thêm thời gian nghỉ ngơi thật hợp lý cho gà đá. Điều này tránh việc gà bị nóng trong, stress dẫn đến tinh thần không ổn định ảnh hưởng đến việc thi đấu.
Môi trường chăn nuôi
Môi trường sống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, thể chất của gà đá:
- Chuồng nuôi phải đảm bảo sạch sẽ, diệt sạch mọi ký sinh trùng trước khi để gà đá sinh sống tại đây.
- Đặt chuồng nuôi ở các vị trí khô ráo, cao hơn mặt đất càng tốt.
- Khu đất nuôi gà đá phải thoáng mát, cây cỏ mọc không quá rậm rạp để tránh các loài gặm nhấm và côn trùng gây bệnh như ruồi muỗi.
Phòng bệnh cho gà đá
Ngoài ra, các biện pháp phòng bệnh nên được chủ nuôi áp dụng sớm nhất có thể:
- Tiêm phòng ngay khi gà đủ ngày tuổi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp,…
- Khử khuẩn chuồng trại ít nhất 2 lần mỗi tháng cho gà đá.
- Thường xuyên thay chất độn chuồng, rửa lại máng ăn uống hàng ngày.
- Gà đá cần phải được bổ sung kháng thể tự nhiên thường xuyên với liều lượng nhất định.
Đây là một trong những điều ảnh hưởng lớn đến sự thành công của việc áp dụng bí quyết nuôi gà đá cựa sắt.
Bí quyết nuôi gà đá cựa sắt tăng bo hiệu quả
Sau đây Daga88 xin chia sẻ chi tiết kế hoạch nuôi gà chọi cựa sắt hiệu quả nhất:
Kế hoạch ăn uống
Trong kế hoạch ăn uống cho gà chọi được chia ra làm hai giai đoạn cụ thể. Giai đoạn thứ nhất áp dụng chế độ ăn vỗ béo:
- Thức ăn thường như ngô, gạo thóc cho gà ăn no căng 3 bữa mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ nước giúp gà đá tiêu hoá dễ dàng hơn.
- Protein, chất tanh trong thịt bò hay lươn cho gà ăn mỗi bữa một ngày tầm 20 – 30g cho cá thể trên 1.8kg.
- Rau xanh: rau muống, giá hay xà lách để chiến kê ăn 1 bữa mỗi ngày sau bữa chính 1 – 2 tiếng.
- Tỏi, gừng băm nhỏ rồi trộn lẫn vào thức ăn, nước uống để gà sử dụng.
Giai đoạn sau 8 tháng bắt đầu siết cơ với chế độ ăn nghiêm ngặt hơn:
- Thức ăn thường như ngô, gạo thóc cho gà ăn vừa đủ 3 bữa mỗi ngày.
- Protein, chất tanh trong thịt bò hay lươn cho gà ăn mỗi bữa một ngày tầm 40 – 50g cho cá thể trên 2.5kg.
- Rau xanh: rau muống, giá hay xà lách để chiến kê ăn 1 bữa mỗi ngày sau bữa chính 1 – 2 tiếng.
- Tỏi, gừng băm nhỏ rồi trộn lẫn vào thức ăn, nước uống để gà sử dụng.
Ngoài ra, chủ kê có thể bổ sung thực phẩm chức năng cho gà đá nhưng đừng quá lạm dụng. Chỉ sử dụng trong
Xem thêm : Tin tức đá gà mới nhất
Các bài tập luyện
Bí quyết nuôi gà đá cựa sắt phát triển toàn diện Daga88 khuyên chủ nuôi nên luyện tập cho gà đá các bài sau:
- Vần đòn, vần hơi đủ 4 kỳ trước khi thi đấu. Sau mỗi kỳ chủ nuôi gia tăng thời gian và số hiệp vần lên và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Sau mỗi lần tập luyện vỗ đờm cho gà đá để đảm bảo sức khỏe.
- Tập hẫng chân để giữ thăng bằng tốt, tập các bài chạy vườn hay chạy lồng có đeo tạ phù hợp với kích thước của gà.
- Ngoài ra, chủ kê có thể tập cơ cánh cho chiến kê bằng cách tung chúng lên cao. Sau đó để chúng tự vỗ cánh đáp đất. Bài tập này giúp gà đá giữ thăng bằng tốt trên không khi thi đấu.
Chăm sóc gà đá cựa sắt
Ngoài ra, chủ nuôi cần phải áp dụng thêm một số biện pháp chăm sóc khi áp dụng bí quyết nuôi gà đá cựa sắt:
- Om bóp vào nghệ da gà: việc này giúp gà đá có bộ da dày hơn, sức chống chịu tốt với thời tiết. Hỗn hợp om bóp vào nghệ sử dụng các thành phần lành tính như bột nghệ hoặc nghệ tươi, phèn chua và rượu trắng.
- Vần sương sớm cho gà để chiến kê có sức đề kháng khoẻ mạnh hơn,
- Mài cựa cẩn thận giúp chiến kê dễ dàng đeo cựa sắt, cựa thật không vướng víu vào cựa sắt khi thi đấu.
- Tỉa lông gà ở những phần như đùi, cổ và lườn giúp chiến kê thuận tiện hơn cho việc thi đấu hàng ngày.
Hy vọng bí quyết nuôi gà đá cựa sắt mà Daga88 chia sẻ sẽ trở thành những kiến thức quan trọng giúp chủ kê chăm sóc gà cưng khoẻ mạnh. Truy cập trang web để cập nhật thêm hàng loạt kinh nghiệm nuôi gà hiệu quả khác ngay bây giờ!
Block "authur" not found